Hệ thống xử lý nước thải nhà máy xí nghiệp như thế nào ?

Bạn có biết nước thải từ xí nghiệp, nhà máy trước đây thường không thông qua xử lý mà xả thẳng ra môi trường làm ô nhiễm nặng, ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại của các loài sinh vật và sức khỏe con người. Trước bối cảnh ô nhiễm nguồn nước đang ở mức báo động của hiện tại, các hệ thống xử lý nước thải nhà máy được khẩn trương áp dụng rộng rãi để hạn chế tối thiểu các rủi ro đó.

Hệ thống xử lý nước thải nhà máy xí nghiệp

Hệ thống xử lý nước thải nhà máy là gì?

Hệ thống xử lý nước thải là một hệ thống được tạo thành từ một số công nghệ đáp ứng các nhu cầu xử lý nước thải cụ thể.

Xử lý nước thải nhà máy hiếm khi là một quá trình tĩnh, và một hệ thống xử lý nước thải được thiết kế đạt tiêu chuẩn để đáp ứng những biến động về nhu cầu xử lý nước thải tránh được việc phải thay thể hoặc nâng cấp trong quá trình xử lý nước thải ?

Một hệ thống xử lý nước thải hiệu quả và được thiết kế tốt sẽ có thể xử lý:

  • Sự thay đổi của quá trình trong ô nhiễm và dòng chảy.
  • Điều chỉnh khối lượng hóa chất cần thiết.
  • Những thay đổi có thể xảy ra trong yêu cầu nước thải đầu ra.

Đặc thù của nước thải nhà máy

Nước thải nhà máy được sinh ra trong quá trình sản xuất hoặc phục vụ cho sản xuất như lau chùi, vệ sinh máy móc, kho xưởng hoặc từ hoạt động sinh hoạt của công nhân viên. Đúng như tên gọi, nước thải được tạo ra hoặc bị đào thải trong một dây chuyền sản xuất và không còn giá trị trực tiếp đối với quá trình đó.

Thành phần của nước thải nhà máy rất đa dạng và chịu tác động bởi loại hình sản xuất cũng như các công nghệ mà đơn vị đó áp dụng. Thông thường, phần lớn nước thải nhà máy đều chứa các ion kim loại nặng (Pb2+ Fe3+, Hg2+,…), chất rắn (hữu cơ, vô cơ hòa tan và không hòa tan), nitơ, photpho hoặc acid béo dễ bay hơi hay dầu mỡ. Nước thải nhà máy có thể chia làm 2 loại chính:

– Nước thải bẩn: Phát sinh từ hoạt động sản xuất sản phẩm, súc, rửa máy móc, thiết bị hoặc từ quá trình sinh hoạt của công nhân.

– Nước thải không bẩn: Được thải ra trong quá trình làm nguội thiết bị, ngưng tụ hơi nước và giải nhiệt trong các trạm làm lạnh.

Những nguồn phát sinh nước thải nhà máy có thể đến từ những ngành công nghiệp phổ biến như:

  • Cơ sở sản xuất phun sơn.
  • Nhà máy dệt nhuộm vải
  • Dịch vụ rửa xe.
  • Nhà máy mạ crom hoặc mạ kẽm.
  • Nhà máy chế biến và sản xuất gang thép.
  • Nhà máy/Trạm trộn bê tông.
  • Nhà máy sản xuất hoặc tái chế giấy.
  • Đơn vị sản xuất hoặc chế biến thực phẩm.
  • Nhà máy sản xuất hóa chất hoặc dược phẩm.
Thi công chống thấm bể xử lý nước thải

Nguồn nước thải trong nhà máy, xí nghiệp nguy hại như thế nào?

Nguồn nước thải trong nhà máy, xí nghiệp xả thẳng ra môi trường không qua xử lý làm ảnh hưởng rất lớn đến các sinh vật sống dưới nước và sức khỏe người dân quanh khu vực. Nước bị ô nhiễm thấm vào đất, mang nhiều chất vô cơ, hữu cơ có hại, ảnh hưởng đến cây cối, mùa màng. Đồng thời, chất lượng không khí cũng bị giảm sút nghiêm trọng do vòng tuần hoàn nước tự nhiên. Các chất độc theo hơi nước hòa vào không khí, làm cho mật độ bụi bẩn tăng lên.

Đây đều là những nguy cơ tiềm tàng gây nên các bệnh về da, hô hấp, đường ruột,… cho con người. Chính vì vậy, các biện pháp xử lý nước thải khu công nghiệp đang được ráo riết xây dựng, nhằm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm trên mức báo động này.

Tiêu chuẩn của nước thải nhà máy

Công nghệ xử lý nước thải cho nhà máy hiệu quả được hình thành từ các tiêu chuẩn, quy định trong lĩnh vực này. Hiện tại, Quy chuẩn 40:2011/BTNMT về nước thải công nghiệp được ban hành bởi Bộ Tài nguyên và Môi trường đang được xem là quy định mới nhất về lĩnh vực này. Bên cạnh đó, QCVN 14-MT:2015/BTNMT cũng được áp dụng với cả nước thải sinh hoạt từ cơ sở sản xuất kinh doanh trong hoạt động của nhà máy.

Quy chuẩn 40:2011/BTNMT về nước thải công nghiệp được ban hành bởi Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ rõ:

  • Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp loại A: Quy định chỉ số các chất gây ô nhiễm tối đa có thể xuất hiện trong nước thải nhà máy vào những nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
  • Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp loại B: Quy định chỉ số của các chất gây ô nhiễm tối đa có thể chứa trong nước thải nhà máy vào những nguồn nước không được sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.

Chi tiết quy định cụ thể tại bảng dưới đây:

Có thể hiểu rằng, muốn áp dụng công nghệ xử lý nước thải cho nhà máy hiệu quả, các doanh nghiệp cần phải tuân thủ những tiêu chuẩn trên.

Hệ thống xử lý nước thải cơ bản bao gồm những gì?

Như đã đề cập ở trên, các thành phần chính xác của hệ thống xử lý nước thải phụ thuộc vào đặc tính nước thải liên quan đến các yêu cầu quy định đối với việc xả thải từ nhà máy, nhưng nói chung, một hệ thống xử lý nước thải nhà máy cơ bản thường bao gồm một số loại:

  • Bể lắng để lắng các chất rắn lơ lửng có trong quá trình xử lý
  • Hệ thống bơm hóa chất để giúp tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình kết tủa, keo tụ hoặc đông tụ của bất kỳ kim loại và chất rắn lơ lửng nào
  • Lọc để loại bỏ tất cả các lượng chất rắn lơ lửng còn sót lại
  • Điều chỉnh pH cuối cùng
  • Bảng điều khiển (tùy thuộc vào mức độ hoạt động tự động cần thiết)

Tùy thuộc vào nhu cầu của nhà máy và quy trình của bạn, các thành phần tiêu chuẩn này thường là đủ, tuy nhiên, nếu nhà máy của bạn yêu cầu một hệ thống cung cấp khả năng tùy chỉnh nhiều hơn một chút, có thể có một số tính năng hoặc công nghệ bạn sẽ cần bổ sung . Ví dụ, đối với các cơ sở tạo ra nhu cầu sinh học như thực phẩm và đồ uống, một hệ thống xử lý sinh học sẽ được yêu cầu để giảm BOD (nhu cầu oxy sinh hóa), v.v.

Các công nghệ xử lý nước thải cho nhà máy hiệu quả nhất hiện nay

Hiện nay, có nhiều công nghệ khác nhau được áp dụng để xử lý nước thải sinh hoạt. Tuy nhiên, 4 công nghệ dưới đây vẫn được áp dụng nhiều nhất để xử lý nước thải nhà máy. Đồng thời được đánh giá cao nhất về hiệu quả, tốc độ xử lý cũng như tính an toàn, thân thiện với môi trường.

Công nghệ hóa lý

Dù đã xuất hiện từ lâu, nhưng đây vẫn được đánh giá là một trong những công nghệ xử lý nước thải cho nhà máy hiệu quả và được sử dụng cho đến hiện giờ.

Cơ chế áp dụng của phương pháp hóa lý này chính là đưa vào nước thải chất phản ứng nào đó. Chất này sẽ xuất hiện phản ứng với các tạp chất bẩn trong nước thải. Kết quả của phản ứng này sẽ thu được kết tủa và bị loại ra khỏi nước thông qua phương pháp cặn lắng hoặc dạng hòa tan không gây ô nhiễm môi trường.

Phương pháp công nghệ hóa lý thường được dùng bao gồm: quá trình keo tụ, hấp phụ, trích ly, lắng cặn,…

Xử lý nước thải nhà máy

Công nghệ sinh học yếm khí – thiếu khí – hiếu khí (A2O/AO/O)

Đây là công nghệ xử lý nước thải cho nhà máy hiệu quả dựa vào vi sinh vật có sẵn trong nước. Cụ thể, công nghệ sinh học yếm khí – thiếu khí – hiếu khí (A2O/AO/O) sử dụng hoạt động sống của vi sinh vật trong nước thải để xử lý, đồng thời chuyển hóa các chất ô nhiễm.

Quá trình xử lý diễn ra như sau: Yếm khí (A) xử lý tải lượng BOD, COD, photpho cao. Thiếu khí (A) có chức năng xử lý nitơ và một lượng nhỏ BOD, COD. Hiếu khí (O) sẽ xử lý phần BOD còn lại, đồng thời chuyển hóa nitơ. Tùy vào tính chất nước thải trong mỗi lĩnh vực mà có thể sử dụng 1, 2 hoặc đồng thời cả 3 bước xử lý.

Ứng dụng của mỗi loại khí như sau:

  • AAO: Ứng dụng với các loại nước thải ngành thực phẩm, chăn nuôi, giết mổ, dệt nhuộm. Những lĩnh vực này nhìn chung đều có tải lượng chất ô nhiễm hữu cơ (BOD, COD, photpho) cao.
  • AO: Ứng dụng với các loại nước thải có chứa hàm lượng nitơ cao, đồng thời BOD, COD ở mức trung bình. Ví dụ điển hình là nước thải sinh hoạt nói chung, khu công nghiệp, chăn nuôi hoặc giết mổ.
  • O: Áp dụng cho nước thải cần xử lý lượng trung bình BOD, COD và ít nitơ.

Công nghệ hóa lý kết hợp AO

AO kết hợp MBBR (đệm vi sinh lưu động kết hợp bùn hoạt tính và màng sinh học) là công nghệ xử lý nước thải nhà máy hiệu quả. Phương pháp này hoạt động trên nguyên tắc xử lý kết hợp chất hữu cơ và nitơ bằng bùn hoạt tính bám dính trên giá thể vi sinh.

AO kết hợp MBBR được đánh giá là công nghệ xử lý nước thải nhà máy hiệu quả nhờ các ưu điểm sau:

  • Tiết kiệm được tối đa diện tích xây dựng cũng như có thể điều chỉnh kết cấu bể theo diện tích mặt bằng.
  • Hệ số vượt tải lớn.
  • Hiệu suất xử lý cao.
  • Vận hành đơn giản và hoàn toàn tự động hóa.
  • Khả năng đồng bộ cao.
  • Linh động trong quá trình xử lý các nguồn nước có chất lượng đầu vào không ổn định.
  • Chi phí đầu tư, xử lý thấp.
  • Xử lý tốt các thành phần amoni hoặc photphat.

Công nghệ này phù hợp áp dụng cho các trạm xử lý nước thải  nhà máycủa các tòa nhà và khu công nghiệp có công suất nhỏ.

Công nghệ tái sử dụng nước thải

Đây là công nghệ xử lý nước thải nhà máy hiệu quả được áp dụng phổ biến ở các quốc gia phát triển. Có nhiều công nghệ tái sử dụng nước thải phù hợp với nguyên lý chính là dựa trên công nghệ lọc màng, bao gồm:

  • Màng lọc MBR: Màng lọc này được phủ một lớp polymer thấm nước thuộc nhóm hydroxyl. Hiệu suất của công nghệ màng lọc MBR tăng từ 20-30%. Màng lọc này có tuổi thọ cao, bền bỉ và ổn định.
  • Màng siêu lọc UF: Lớp màng này có các lỗ lọc với kích thước nằm trong khoảng 20nm – 5µm dưới áp suất thấp. Được dùng để tách các chất rắn lơ lửng và huyền phù ra khỏi nước.
  • Màng thẩm thấu ngược RO: Màng RO có kích thước lỗ lọc nằm trong khoảng 0.1nm – 1nm dưới áp suất cao. Được áp dụng để loại bỏ vi khuẩn, hợp chất hữu cơ có trọng lượng phân tử thấp và các ion trong nước.

Ứng dụng của công nghệ tái sử dụng nước thải gồm:

  • Sử dụng cho các hoạt động chăm sóc cảnh quan, tẩy rửa, xả toilet,…
  • Tưới tiêu trong trồng trọt hoặc nuôi trồng thuỷ sản.
  • Tái sử dụng nước thải trong lĩnh vực công nghiệp.
  • Duy trì dòng chảy, phát triển cảnh quan để bảo vệ môi trường.
  • Cấp nước trong sinh hoạt.

Đặc biệt, việc tái sử dụng nước thải được xem là giải pháp hữu hiệu và phù hợp ở các thành phố lớn nhằm giảm áp lực cho các nhà máy cung cấp nước sạch.

Mặc dù tính chất của các phương pháp xử lý nước thải nhà máy là khác nhau, tuy nhiên, chúng cũng có một quy trình chuẩn. Cùng điểm qua quy trình xử lý nước thải của một trong các phương pháp trên xem có gì đặc biệt nhé!

Quy trình xử lý nước thải nhà máy

Quy trình xử lý nước thải thường trải qua 3 giai đoạn chính đó là sơ bộ, sinh học và nâng cao. Ở mỗi giai đoạn, nước thải sẽ lần lượt đi qua các bộ phận, bể lọc khác nhau và loại bỏ dần các tạp chất, cặn bã để đầu ra là nguồn nước có thể được tái chế cho nhiều hoạt động khác.

Song chắn rác

Quy trình xử lý nước thải ở nhà máy sẽ bắt đầu từ song chắn rác. Nguồn nước thải khi thu gom về bể chứa sẽ đi qua thiết bị cào tự động nhằm giữ lại tất cả chất rắn, rác thô. Các thiết bị đo nồng độ pH, SS của nước cũng được gắn tại đây để đánh giá ngay chất lượng nước. Đây là khâu xử lý cực kỳ quan trọng, quyết định đến 99% hiệu quả của toàn bộ hệ thống.

Bể thu gom

Bể thu gom được bố trí máy bơm, đồng hồ đo lưu lượng nước thải đầu vào và xây dựng âm bên dưới. Bể có tác dụng thu gom toàn bộ lượng nước thải và bơm lên hệ thống xử lý nước chính, đồng thời, tại đây cũng diễn ra quá trình lắng để lọc bớt các chất cặn.

Lọc rác tinh

Trước khi đến hệ thống xử lý nước chính, nước thải sẽ đi qua bộ phận lọc rác tinh, có nhiệm vụ giữ lại rác kích thước từ 0.75mm trở lên. Tại đây được bố trí hai máy bơm giúp đưa nước thải lên bể tách dầu mỡ.

Bể tách dầu mỡ

Nước thải sau khi đã được lọc sạch khoảng 90% lượng rác thô, chất rắn lơ lửng sẽ đi qua bể tách dầu mỡ. Tại đây, các phần tử dầu lẫn trong nước sẽ được tách ra nhờ hệ thống máng gạt trên bề mặt. Lượng váng dầu, mỡ này sẽ được đưa vào bể chứa dầu rồi vận chuyển đến bộ phận xử lý riêng để khử thành phần độc hại và tái chế thành các nguyên liệu khác.

Bể điều hòa

Sau khi ra khỏi bể tách dầu, nước thải sẽ đến bể điều hòa được bố trí âm bên dưới. Hệ thống 2 máy khuấy trộn chìm liên tục hoạt động được bố trí tại đây để điều hòa chất lượng và lưu lượng nguồn nước. Hai bơm chìm được bố trí có nhiệm vụ đưa nước thải đến bể SBR.

Bể SBR

SBR là một trong những phương pháp xử lý nước thải được giới thiệu ở nội dung trên. Ngoài công nghệ này, nhà máy có thể lựa chọn phương pháp khác để phù hợp với tính chất nước thải.

Tại bể SBR, nước thải sẽ đi qua 5 giai đoạn nhỏ đó là cấp nước – cấp nước – sục khí – sục khí – lắng. Hệ thống hoạt động liên tục và cho ra kết quả là lượng nước trong, sạch hơn so với ban đầu.

Bể khử trùng

Đến bể khử trùng, nước thải sẽ được xử lý với Clorua vôi (CaOCl2) trước khi thải ra môi trường bên ngoài.

Bể chứa bùn

Ở mỗi bể, các cặn bẩn sẽ lắng dần xuống bên dưới, lượng bùn này được bơm về một bể chứa riêng, gọi là bể chứa bùn. Lượng bùn này sẽ được nén lại thành dạng bánh bằng hệ thống máy ép bên dưới bể.

Các dòng bơm màng thường dùng trong bơm nước thải nhà máy xí nghiệp

Bạn có biết bơm màng cũng được sử dụng trong thi công các dự án nước thải nhà máy công nghiệp hay không? Với các lợi thế về chất lượng và hiệu quả công suất bơm màng dần trở thành dòng bơm phổ biến thay thế các dòng bơm cánh quạt truyền thống. GPTech xin giới thiệu đến các bạn một số dòng bơm sau để bạn có thể tham khảo:

GPTech hiện tại là Công ty uy tín tại Việt Nam được thành lập từ năm 2009 đã biết đến với hàng ngàn dự án lớn nhỏ từ Bắc tới Nam cho các nhà máy và xí nghiệp. GPTech chuyên tư vấn – thiết kế – xây dựng các dự án như hệ thống khí nén, hệ thống thông gió, hệ thống nhiệt, hệ thống bơm, hệ thống xử lý nước thải, hệ thống PCCC… và các máy móc thiết bị phụ tùng dùng trong nhà máy. Nếu bạn là kỹ sư hay thu mua cần có báo giá hoặc tư vấn về xây dựng hệ thống phù hợp hãy liên hệ ngay chúng tôi qua số Liên hệ: 0906.7373.15 (Zalo) để được hỗ trợ kịp thời nhé.

CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT GP
Địa chỉ:
274/75 Nguyễn Văn Lượng, P.17, Gò Vấp
Liên hệ:
0906.7373.15 (Zalo)
Email:
 info@gptech.vn
FanPage: Bơm màng khí nén GPTECH

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Nội dung được bảo vệ bởi GPTech!