THI CÔNG – LẮP ĐẶT – THIẾT KẾ – SỬA CHƯA HỆ THỐNG KHÍ NÉN CÔNG NGHIỆP
Hiện nay, hâu hết ngành công nghiệp đều sử dụng khí nén trong các hệ thống dây chuyền sản xuất như:
-
- Hệ thống đóng gói bao bì.
- Hệ thống vận chuyển sản phẩm
- Hệ thống vệ sinh công nghiệp
- Ứng dụng trong vấn đề may mặc: vận hành máy ép, máy may, thổi bụi…
- Chế biến các loại nông sản, hay ứng dụng rộng rãi công nghiệp nặng,
Vì thế việc thi công hệ thống khí nén đạt tiêu chuẩn đóng vai trò quan trọng, giúp quá trình sản xuất đạt hiệu quả tối ưu.
Nếu như bạn muốn có áp suất nguồn khí nén cao hơn, thì nên lựa chọn máy nén khí nhiều cấp. Có rất nhiều loại kiểu máy như kiểu máy nén khí như:
-
- Máy nén khí kiểu piston
- Máy nén khí ly tâm
- Các loại máy nén khí trục vít
Nếu chia theo kiểu sử dụng thì có 2 loại: máy nén khí có dầu và máy nén khí không dầu. Phổ biến và sử dụng nhiều nhất hiện nay là các loại máy nén khí có dầu.
HỆ THỐNG MÁY NÉN KHÍ HOẠT ĐỘNG TỰ ĐỘNG, GỒM CÁC THÀNH PHẦN THIẾT BỊ SAU:
Hệ thống khí nén trong nhà máy đóng vai trò rất quan trong. Tùy thuộc vào các ứng dụng hoặc nhu cầu sản xuất, hệ thống khí nén được lắp đặt để hoạt động hoàn toàn tự động. Đáp ứng đúng và đủ các yêu cầu hoạt động sản xuất của nhà máy.
ĐƯỜNG ỐNG VÀ BÌNH CHỨA KHÍ NÉN
Hệ thống đường ống trong phòng máy nén khí có một chức năng quan trọng là dẫn khí nén có áp suất cao đến bình tích khí. Đồng thời cũng dẫn đến những thiết bị khí nén, dây hơi lò xo, dây hơi tự rút… để tiêu thụ.
Các loại đường ống khí nén được làm bằng thép có mạ kẽm, hoặc bằng nhựa chịu nhiệt và áp lực cao. Được sơn phủ bằng màu sắc dể phẩn biệt trong nhà xưởng.
Đối với bình chứa khí nén thì sẽ có thêm van xả nước, lý do là bởi bản thân của bình tích khí cũng đóng một vai trò như một bộ tách nước.
THÀNH PHẦN TÁCH NƯỚC VÀ KHÍ NÉN
Khí hậu Việt Nam có độ ẩm cao. Do đó, khi bị nén lại ở một áp suất cao hơn so với áp suất ban đầu thì sẽ có một lượng hơi ẩm nhất định trong khí nén ngưng tụ lại thành nước. Tùy vào mục đích sử dụng của khí nén trong hệ thống mà thành phần tách nước sẽ được thiết kế phức tạp hoặc là đơn giản.
Đối với các nhà máy sử dụng khí nén để phục vụ sản xuất vận hành thiết bị thì hệ thống này sẽ bao gồm một số thiết bị sau:
- Thiết bị máy sấy khí: hạ nhiệt độ luồng khí nén, hơi ẩm bị ngưng tụ.
- Thiết bị tách nước khí nén chính: là thiết bị được lắp trên đường ống sẽ gom lượng nước ngưng tụ bị trong đường ống và xả ra ngoài hệ thống thường bằng bộ phận van tự động.
- Đối với những nơi sử dụng hơi khí nén chuyên biệt như ở các bệnh viện, các công ty chế biến thực phẩm thì cần thêm một hệ thống lọc khí nén.
CÁC THÀNH PHẦN KHÁC TRONG THI CÔNG HỆ THỐNG KHÍ NÉN
Một bộ phận khá quan trọng nhưng ít được nhắc đến đó chính là bảng điều khiển hệ thống khí nén. Thành phần này có thể là một kết nối trung tâm điều khiển cho việc sản xuất của các nhà máy hoặc chỉ đơn giản chính là bộ điều khiển theo thời gian thực.
Nên sử dụng bộ phận van điện từ cho các thiết bị như: các loại pít tông, các loại máy bơm màng,…
Đối với các nhà máy sản xuất Sơn, Mực In, Bao Bì, Hóa Chất, … Các loại bơm màng khí nén chính là thiết bị quan trọng nhất quyết định trong vấn đề sản xuất.
Các bộ phận điều khiển của bơm màng phải được bảo đảm khô và sạch sẽ. Vì vậy, cần phải lắp thêm các thiết bị lọc khí nén trước mỗi máy bơm màng khí nén.
HƯỚNG DẪN TRONG THI CÔNG HỆ THỐNG KHÍ NÉN CÔNG NGHIỆP
Trong hệ thống khí nén, đường ống dẫn khí là một trong những phần quan trọng không thể xem nhẹ. Nếu được thiết kế và lắp đặt đúng cách có thể giúp nhà máy tiết kiệm được rất nhiều chi phí.
Ngoài ra, để giúp hệ thống làm việc hiệu quả nhất. Dưới đây là một vài nguyên tắc căn bản khi thiết kế thi công hệ thống khí nén:
- Trước khi bắt đầu thiết kế, cần xác định chính xác lưu lượng khí và áp suất khí nén sử dụng
- Sau khi biết được hai nhân tố trên, xác định layout của các điểm sử dụng khí.
- Độ tụt áp trên đường ống không nên quá 0.1 bar. Lưu ý khi tăng 1 bar điện năng tiêu thụ sẽ tăng tương ứng 6%
- Chọn kích thước đường ống dẫn khí nén phù hợp.
- Đường ống càng dài thì yêu cầu về đường kính ống phải càng lớn để giảm tụt áp.
- Đường ống chính được thiết kế có độ nghiêng 1% để đảm bảo nước trong đường ống có thể chảy về điểm thấp nhất. Tại điểm này có thể lắp thêm các bộ xả nước tự động.
Các nguyên tắc trên có thể áp dụng khi cải thiện hệ thống đường ống dẫn khí nén cũ. Cùng với việc thiết kế hệ thống đường ống đúng cách giảm thiểu rò rỉ khí, tụt áp trên đường ống có thể giúp bạn tiết kiệm rất nhiều chi phí liên quan đến hệ thống khí nén.
CÁC CÁCH THI CÔNG HỆ THỐNG ĐƯỜNG ỐNG KHÍ NÉN ĐƠN GIẢN
Hệ thống đường ống dẫn khí nén có thể được chia làm 3 loại:
Dạng tuyến tính: Đây là dạng đơn giản cũng như “rẻ” nhất, thích hợp cho các hệ thống nhỏ. Để hệ thống hoạt động hiệu quả, các thiết bị sử dụng khí nén nên được sắp xếp theo thứ tự: sử dụng nhiều khí nén hơn sẽ ở gần phòng máy nén khí hơn
Dạng vòng tròn khép kín: Dạng này thường phức tạp và tốn nhiều chi phí ban đầu hơn, tuy nhiên rất thích hợp cho các hệ thống lớn. Lợi ích của thi công hệ thống khí nén kín là dòng khí nén có thể đến điểm sử dụng khí nén theo 2 chiều. Giảm kích thước đường ống => giảm giá thành.
Dạng kết hợp tuyến tính và khép kín: Đây là kiểu hiệu quả nhất, kết hợp dạng tuyến tính và dạng khép khín. Cần thiết kế theo khu vực và có các van đóng mở hệ thống khí tại khu vực đó.
ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA HỆ THỐNG KHÍ NÉN, LIỆU ĐÂY CÓ PHẢI SỰ LỰA CHỌN SỐ 1?
Ưu điểm của hệ thống khí nén
- Đặc thù của không khí chính là khả năng đàn hồi – khả năng nén. Do đó, bạn có thể nén và tích trữ lâu dài trong bình khí nén với áp suất cao. Trên thực tế, hệ thống khí nén được xây dựng một trạm trung tâm và sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau.
- Hệ thống khí nén có khả năng truyền tải khí đi xa bằng hệ thống đường ống mà tổn thất mang lại tương đối thấp.
- Tốc độ truyền động với độ linh hoạt khá cao phù hợp cho nhiều công dụng khác nhau.
- Dễ dàng điều khiển, đưa ra các quyết định – giải pháp hữu hiệu khi quá tải, quá mức áp suất cho phép.
- Đặc biệt, nguồn khí không hề gây tổn hại cho môi trường khi sinh ra 1 lượng không nhỏ cơ học và được thải trực tiếp ra bên ngoài môi trường.
Nhược điểm của hệ thống khí nén
- Mức công suất truyền động vừa phải không quá lớn bởi vậy chỉ phù hợp cho nhu cầu truyền động nhỏ và vừa, nếu nhu cầu cho mức công suất lớn thì mức chi phí truyền động khí sẽ cao hơn từ 5 – 10 lần. Nhưng tối đa cũng chỉ bằng 30% so với truyền động điện.
- Khi trọng tải thay đổi sẽ kéo theo vận tốc truyền động thay đổi do khả năng đàn hồi của khí nén lớn.
- Ngoài ra, nguồn khí nén đưa ra ngoài môi trường sẽ gây nên tiếng ồn tương đối.
Các máy bơm màng khí nén hoạt động nhờ hệ thống khí nén
Để nâng cao khả năng ứng dụng của hệ thống khí nén người ta thường kết hợp linh hoạt giữa hệ thống khí nén với hệ thống điện cơ thuỷ lực. Ứng dụng cũng đa dạng hơn cho các ngành nghề. Vậy cấu trúc hoàn chỉnh của 1 hệ thống khí nén đạt chuẩn ra sao?
CẤU TRÚC ĐẠT CHUẨN CỦA HỆ THỐNG KHÍ NÉN
Để đánh giá 1 hệ thống khí nén trong công nghiệp bạn nên chia ra thành các khối thiết bị khác nhau như:
- Nguồn năng lượng sẽ gồm các thiết bị: máy nén khí, máy sấy khô khí nén, bình chứa khí nén công nghiệp và các thiết bị an toàn, xử lý khí nén khác như: bộ lọc khí nén công nghiệp, van an toàn…
- Khối điều khiển và khối các thiết bị chấp hành như xi lanh, động cơ, van điều khiển khí nén…
KẾT LUẬN
Mong rằng bài viết trên sẽ giải đáp phần nào thắc mắc của bạn về hệ thống khí nén công nghiệp. Bạn đang cần tư vấn, thiết kế, lắp đặt, thi công hệ thống khí nén? Hãy liên hệ ngay GPTech qua HOTLINE: 0906.7373.15 (Zalo) để được tư vấn các sản phẩm thiết bị công nghiệp thích hợp, đề ra các giải pháp xây dựng và pháp triển hệ thống sản xuất công nghiệp của doanh nghiệp.
CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT GP
Add: 274/75 Nguyễn Văn Lượng, P.17, Gò Vấp, Tp.HCM
Hotline: 0906 7373 15 (Zalo)
Email: info@gptech.vn
FanPage: https://www.facebook.com/bommangaro/