THI CÔNG – LẮP ĐẶT HỆ THỐNG BƠM CÔNG NGHIỆP
Hệ thống máy bơm công nghiệp đang được sử dụng tại nhiều vị trí nhằm lưu chuyển các loại lưu chất khác nhau trong các nhà máy công nghiệp.
Hệ thống bơm công nghiệp sử dụng tới 25% số lượng động cơ điện, tiêu thụ từ 20% đến 60% tổng điện năng tiêu thụ trong các nhà máy.
Hiện nay có nhiều giải pháp khả thi giúp cho hệ thống bơm công nghiệp:
- Tăng hiệu suất sử dụng,
- Tiết kiệm năng lượng tiêu thụ,
- Giảm chi phí vận hành và bảo dưỡng, gia tăng lợi ích.
Chi phí mua sắm và lắp đặt hệ thống máy bơm công nghiệp ban đầu thường chiếm tỷ phần nhỏ trong tổng chi phí vận hành hệ thống. Tuổi thọ của hệ thống máy bơm nước công nghiệp nếu được lắp đặt đúng, có thể làm việc từ 15 đến 20 năm phụ thuộc vào từng ứng dụng.
Các chi phí vận hành hệ thống bơm công nghiệp bao gồm:
-
- Chi phí tiêu thụ năng lượng,
- Chi phí bảo dưỡng, sửa chữa, và thay thế phụ tùng.
Bởi vậy, tối ưu hoá trong thiết kế và vận hành hệ thống bơm cần được tính toàn kỹ lưỡng ngay từ ban đầu..
CÁCH CHỌN BƠM CÔNG NGHIỆP CƠ BẢN
Hệ thống bơm thường được thiết kế theo nhu cầu ứng dụng khác nhau như là:
-
- Bơm chuyển tiếp, trao đổi nhiệt, phân phối nước.
- Bơm tăng áp, bơm định lượng,
- Bơm vận chuyên các loại hóa chất nguy hiểm.
Bên cạnh việc giảm hiệu suất, máy bơm hoạt động kém là nguyên nhân làm giảm hiệu suất hệ thống.
Hệ thống bơm bị sự cố còn gây hư hỏng các thiết bị sản xuất khác, tăng chi phí bảo dưỡng.
Nhà sản xuất máy bơm nước công nghiệp đã cố gắng tăng hiệu suất làm việc của máy bơm trong các năm qua. Tuy nhiên, hiệu suất của hệ thống bơm phụ còn thuộc vào điều kiện vận hành của dây chuyền.
Yếu tố chính tác động đến vận hành bao gồm:
- Hiệu suất hệ thống máy bơm,
- Hiệu suất của các thiết bị khác trong dây chuyền sản xuất,
- Thiết kế tổng thể của hệ thống,
- Hệ điều khiển tốt, vận hành ổn định.
- Hiệu suất của động cơ cao,
- Các máy móc thiết bị được bảo dưỡng định kỳ thường xuyên.
Để đạt được hiệu suất theo thiết kế kỹ thuật, thì nhà sản xuất máy bơm phải làm việc với người sử dụng để cân nhắc tất cả các yếu tố khi lựu chọn máy bơm nước công nghiệp.
Trong tương lai việc lựa chọn chủng loại và kích cỡ máy bơm phải được cân nhắc trong tổng thể thiết kế hệ thống nói chung, không nên chỉ phụ thuộc vào hiệu suất của từng thiết bị công nghiệp.
TỰ ĐỘNG HOÁ VÀ CÁC NHU CẦU DỊCH VỤ
NGUYÊN NHÂN:
Cách mạng thông tin được bắt đầu từ công nghiệp tự động hoá vào khoảng năm 1975. Với lợi thế việc dùng chất bán dẫn, đã tác động rất lớn đến ngành công nghiệp chế tạo máy bơm nước.
Các sản phẩm mới ra đời:
- Các loại máy bơm đa dụng hơn
- Các loại instrument (thiết bị đo lường trên đường ống)
- Các loại vật liệu chế tạo mới.
Tuy nhiên, công ty tự động hoá bị hạn chế và ít kinh nghiệm trong ngành thuỷ lực, máy bơm nước. Vì vậy, nhà chế tạo máy bơm và công ty tự động hoá bắt đầu mở rộng sự hợp tác.
NHU CẦU THỰC TẾ HIỆN NAY
- Khách hàng luôn tìm kiếm dịch vụ uy tín và chuyên nghiệp từ nhà cung cấp.
- Nhà sản xuất cố gắng tạo ra các chi tiết riêng biệt trong mỗi sản phẩm của họ.
Tuy nhiên, với các đổi mới trong thiết kế, thật khó có thể đáp ứng toàn bộ yêu cầu trong một dây chuyền, một hệ thống sản xuất của khách hàng.
Ngày nay, các nhà sản xuất bơm cung cấp các sản phẩm và dịch vụ mới, hỗ trợ nhà máy tối ưu hoá dây chuyền sản xuất. Tuy nhiên, những cập nhật mới về công nghệ cần phải có thời gian sử dụng thực tế kiểm chứng.
Bất chấp về thế mạnh tài chính và hiệu quả sử dụng, các nhà quản lý công nghiệp phải đối mặt với nhiều rào cản khi áp dụng công nghệ mới. Rào cản chính là sự đồng bộ giữa quản lý nhà máy, nhà phân phối và chiến lược sản xuất của chủ nhà máy.
NHỮNG MẶT HẠN CHẾ
Trình độ của nhân viên bảo dưỡng, vận hành cũng là hạn chế cho việc đưa công nghệ mới vào ứng dụng.
Đang có sự khác nhau giữa nhà cung cấp với khách hàng trong việc xúc tiến giải pháp công nghệ mới. Rất nhiều người vẫn quyết định việc mua sắm dựa vào chi phí ban đầu hơn là cân nhắc việc tiết kiệm được nhiều hơn sau một thời gian dài sử dụng.
Nhằm đạt được nhiều lợi ích từ hệ thống bơm, người sử dụng, nhà sản xuất và phân phối phải làm việc với nhau để thay đổi. Đó là nhiệm vụ không dễ dàng, nhưng các lợi ích to lớn có thể đạt được là lý do hoàn toàn thuyết phục để tiến hành.
TÍNH KINH TẾ: CHI PHÍ VÒNG ĐỜI SẢN PHẨM (LCC)
Theo đuổi mục tiêu tối ưu hoá hệ thống là chưa đủ thuyết phục để nâng cấp hoặc thay mới hệ thống máy bơm nước. Các dự án tối ưu hoá hệ thống bơm phải được chứng minh qua:
- Giảm tổng chi phí đầu tư ban đầu bằng cách áp dụng công nghệ mới
- Tăng lợi nhuận nhà máy, giảm chi phí sản xuất, chi phí bảo hành bảo dưỡng
- Tuổi thọ của dự án máy bơm được kéo dài hơn, tăng lợi nhuận
Đánh giá tổng chi phí năng lượng tiêu thụ, bảo dưỡng và các yếu tố khác cũng là yếu tố quan trọng. Nghiên cứu chi phí vòng đời sản phẩm LCC là một trong các phương pháp chứng minh xác định so sánh tổng chi phí vòng đời dự án.
Các yếu tố cấu thành chi phí vòng đời sản phẩm bao gồm:
- Chi phí mua sắm thiết bị ban đầu.
- Lắp đặt và đưa vào vận hành.
- Chi phí điện năng tiêu thụ
- Chi phí vận hành ( nhân công, giám sát )
- Duy tu bảo dưỡng định kỳ.
- Chi phí khấu hao.
- Chi phí môi trường.
- Chi phí dừng hệ thống và tháo dỡ.
Trong các chi phí trên, chi phí năng lượng và chi phí bảo dưỡng chiếm tỷ trọng cao nhất.
Bởi vậy rất quan trọng là phải biết được chi phí năng lượng và chi phí bảo dưỡng biến đổi theo hàng năm. Các yếu tố chi phí khác trong LCC được ước tính dựa vào dữ liệu ghi chép lại của thiết bị.
GIÀNH THÀNH CÔNG DỰ ÁN ĐƯỢC CHẤP THUẬN
Lợi ích về tài chính của việc tối ưu hoá hệ thống bơm là chưa đủ. Nhằm giúp dự án thật sự thành công, người phát triển dự án cần phải :
- Tìm kiếm sự ủng hộ từ thành viên chủ chốt của ban lãnh đạo trước khi thuyết phục các dự án.
- Thu thập thông tin các bên tham gia dự án nhằm xác nhận các quan hệ cộng tác chiếm ưu thế.
- Bắt đầu từ những dự án đơn giản nhằm tăng cơ hội thành công.
Lợi ích của hệ thống bơm không chỉ xác định bằng giảm chi phí hoặc tăng vòng đời sản phẩm. Mà còn thêm các lợi ích khác bao gồm :
- Tăng năng xuất sản phẩm
- Giảm chi phí sản xuất
- Tăng chất lượng sản phẩm
- Nâng cao khả năng tận dụng.
- Nâng cao độ tin cậy.
- Nâng cao an toàn lao động.
Các lợi ích này được báo cáo trong các cuộc trình bày hoặc kiến nghị cho lãnh đạo doanh nghiệp. Có thể tham dẫn các tài liệu của các dự án thành công khác của hệ thống bơm nhằm giành được dự án.
HỆ THỐNG BƠM TRONG TƯƠNG LAI – GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ
Sự cạnh tranh tạo áp lực mạnh đến giảm giá, trong khi giá nhân công, vốn, nguyên vật liệu ngày càng tăng. Đối mặt với áp lực giảm lợi nhuận, các công ty phải tìm ra con đường để giảm chi phí vận hành.
Trong nhiều trường hợp, lợi nhuận chỉ có thể đạt được thông qua nâng cao hiệu quả sản xuất, cải tạo lại hệ thống sẵn có hoặc áp dụng quy trình mới nhằm đạt được khả năng vận hành vượt bậc.
=> Lựa chọn hệ thống bơm tối ưu, phù hợp với quá trình sản xuất và giá trị trong hệ thống sẽ trở thành điều tối quan trọng trong tương lai.
THIẾT KẾ HỆ THỐNG BƠM CÔNG NGHIỆP MỚI
Thiết kế và lựa chọn hệ thống bơm công nghiệp mới giúp tối ưu hoá chi phí năng lượng, chi phí bảo trì – bảo dưỡng và các chi phí khác.
Những tiêu chí lựa chọn khi thiết kế hệ thống bơm công nghiệp mới:
- Chọn kích cỡ đường ống phù hợp với ứng dụng, nhu cầu sản xuất
- Sử dụng các thiết bị tiết kiệm năng lượng như: biến tần, hệ thống điều khiển lưu lượng khí nén, hệ thống giảm rung cho chất bơm, hệ thống chống quá tải, van an toàn.
- Chọn chủng loại bơm phù hợp, với hiệu suất cao nhất với từng chất bơm.
Việc lựa chọn chủng loại bơm, kích thước đường kính cánh, và tốc độ hoạt động tất cả sẽ tác động đến hiệu suât tối ưu. Đưa điểm hoạt động tối ưu BEP đến gần điểm vận hành của hệ thống máy bơm là một phần quan trọng trong thiết kế hệ thống máy bơm đạt hiệu quả cao.
Việc lựa chọn kích thước ống, vật liệu ống, ảnh hưởng đến tổn thất ma sát của hệ thống. Các vật liệu nên lựa chọn trên cơ sở cân nhắc chi phí, các vật liệu quá đặt biệt sẽ rất khó thay thế trong hệ thống máy bơm trong tương lai.
Những vấn đề thường gặp của hệ thống máy bơm theo thời gian như:
- Sự ăn mòn,
- Sự biến dạng hoặc đóng cặn, làm biến đổi kích thước đường ống.
- Các thiết bị hư hỏng theo thời gian.
Các van chặn và gioăng làm kín cũng ảnh hưởng đến quy trình điều khiển trong hệ thống bơm. Thêm vào đó, theo thời gian của cách thức vận hành của hệ thống bơm sẽ ảnh hưởng tới hiệu suất của dây chuyền sản xuất. Bởi vậy thông số hoạt động của máy bơm có thế sẽ thay đổi theo nhu cầu trong tương lai.
CÁC BƯỚC LÀM TĂNG HIỆU QUẢ HỆ THỐNG BƠM ĐANG SỬ DỤNG
Xác định, nhận biết, loại bỏ hiệu quả các chi phí không cần thiết trong quá trình vận hành.
Giảm chi phí tiêu thụ năng lượng, bảo trì bảo dưỡng định kỳ là tối ưu hoá hệ thống.
Để nâng cao hiệu suất và tối ưu hoá hệ thống máy bơm đang sử dụng, bằng cách tìm kiếm các nguyên nhân trong quá trình hoạt động.
CÁC TRIỆU CHỨNG CỦA HỆ THỐNG BƠM KHÔNG HIỆU QUẢ
Khi lắp đặt hệ thống bơm công nghiệp không đạt hay sau thời giani sử dụng, các lỗi mà một hệ thống bơm thường gặp:
- Van chặn tiết lưu đang bị đóng nhiều
- Đường hồi ngược đang mở nhiều
- Quy trình xử lý mà 1 hoặc nhiều bơm chạy liên tục
- Thường xuyên đóng/ngắt liên tục máy bơm trong quy trình hoạt động.
- Tiếng ồn lạ trong bơm hoặc đâu đó trong hệ thống.
- Hệ thống bơm dự phòng chạy cùng với hệ thống bơm chính.
- Một hệ thống bơm bị thay chức năng mà không được điều chỉnh.
- Một hệ thống bơm không có các tín hiệu đo áp suất, lưu lượng, dòng điện
Việc lựa chọn bơm cho một ứng dụng cụ thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm lưu lượng, tổng cột áp, áp lực của hệ thống, độ hút sâu, loại lưu chất, nhiệt độ môi chất, trọng lượng riêng và môi trường lắp đặt.
Mọi thông các sản phẩm GPTech cung cấp bao gồm nhiều loại thiết bị phụ kiện:
- Bơm màng khí nén ARO
- Bơm định lượng Cheonsei
- Bơm Piston ARO
- Máy bơm Davey
- Bơm chân không
- Bơm bánh răng
- Khớp nối bánh răng
- Bơm ly tâm Pompe Rotomec
- Van cổng điều khiển khí nén ….
Liên hệ 0906 7373 15 – Zalo để được hỗ trợ tốt nhất về dịch vụ thi công, lắp đặt hệ thống bơm công nghiệp nhanh chóng và uy tín.
——————-
CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT GP
Địa chỉ: 274/75 Nguyễn Văn Lượng, P.17, Gò Vấp, Tp.HCM
Hotline: 0906 7373 15 (Zalo)
Email: info@gptech.vn
FanPage: https://www.facebook.com/bommangaro/