Đồng hồ đo Wika và các thông số chọn đồng hồ đo

Đồng hồ đo wika xuất xứ Đức là dòng thiết bị đang được ưa chuộng nhất trên thị trường hiện nay. Đây là sản phẩm đáp ứng được tất cả những yêu cầu khó khăn của tiêu chuẩn quốc tế về đo lường. Và hiện nay tại Việt Nam, Wika được nhập khẩu và phân phối bởi Công ty TNHH Kỹ Thuật GP, là dòng sản phẩm được ứng dụng trong hầu hết các ngành công nghiệp: dầu khí, hóa chất, công nghệ sinh học, môi trường, nước thải, trong ngành thực phẩm, cơ khí, dược phẩm,… Sản phẩm chúng tôi có đầy đủ các chứng nhận về xuất xứ hàng hóa và chất lượng rõ ràng.

ĐỒNG HỒ ĐO ÁP SUẤT WIKA

1. Ứng dụng của đồng hồ áp suất Wika trong việc đo áp suất nước

Tùy vào nguồn nước bạn muốn đo là như thế nào (nước dầu, nước bẩn, axit, bình thường,..) thì ta có những lựa chọn cho phù hợp với từng nhu cầu để đảm bảo độ bền sản phẩm, an toàn cho người sử dụng, tiết kiệm chi phí và độ chính xác cao.

Đồng hồ đo áp lực, áp suất

Ví dụ: nếu nguồn nước là nước bẩn, chất thải nhiều thì ta nên lựa chọn đồng hồ áp suất có màng ngăn vì nó sẽ không làm cho ống dẫn khí bị nghẽn và tắt bởi vì màng ngăn là nơi ngăn chặn các tạp chất có thể bám vào ống dẫn khí gây cản trở cho người sử dụng.

2. Ứng dụng của đồng hồ áp suất Wika trong việc đo áp suất khí

Tùy theo áp suất khí mà bạn muốn đo là áp suất cao hay áp suất thấp và được dùng trong môi trường thế nào để lựa chọn sản phẩm cho phù hợp tránh trường hợp hỏng hóc, gây hậu quả đáng tiếc cho người sử dụng.

Ví dụ: áp suất muốn đo là áp suất cao và sử dụng trong môi trường hóa chất thì ta nên lựa chọn đồng hồ áp suất có chất liệu inox, và có dầu… vì trong môi trường áp suất cao, kim đồng hồ dao động lên xuống liên tục sẽ làm cho tính chính xác đồng hồ giảm xuống.

CÁC THÔNG SỐ KHI CHỌN MUA ĐỒNG HỒ ÁP SUẤT

Trong các thiết bị đo thì đồng hồ đo áp suất là một trong những thiết bị đơn giản nhất dể sử dụng nhất vì đồng hồ đo áp suất có cấu tạo đơn giản, lắp đặt dể dàng. Tuy nhiên đồng hồ đo áp suất có rất nhiều chủng loại nên khi mua chúng ta cần biết một vài thông số kỹ thuật cơ bản để dùng cho phù hợp với yêu cầu sử dụng mang lại hiệu quả cao nhất tránh lãng phí trong quá trình sử dụng.

Chúng tôi nhận được nhiều yêu cầu báo giá về đồng hồ đo áp suất tuy nhiên họ chỉ yêu cầu là mặt đồng hồ 100mm, 63mm kèm với dãy đo áp suất là bao nhiêu bar, chân đồng hay chân inox mà không biết rằng để chọn được một đồng hồ đo áp suất cần phải có nhiều yếu tố khác. Tôi xin chia sẽ với mọi người cách để chọn đồng hồ đo áp suất một cách chính xác nhất.

1. Kích thướt mặt đồng hồ đo áp suất

Đồng hồ đo áp suất có khá nhiều khích thướt khác nhau: 40 mm, 63 mm, 80 mm, 100 mm, 160 mm, 250 mm. Tuỳ theo khu vực lắp đặt, yêu cầu kỹ thuật mà ta chọn mặt đồng hồ áp suất cho phù hợp.

Nơi nào cao hoặc ở xa thì phải lắp mặt đồng hồ đo áp suất 160 mm hoặc 250 mm, còn nơi nào gần dể nhìn thì có thể chọn loại mặt 100 mm. Chổ nào chật hẹp, ít không gian lắp đặt thì dùng mặt đồng hồ 40 mm, 63 mm hoặc 80 mm.

2. Dãy đo áp suất hay còn gọi là thang đo áp suất

Khi một ai đó nói với tôi rằng họ đang dùng áp lực 6 kg/cm2 thì tôi biết rằng áp suất họ cần đo là 6 bar tuy nhiên trong một số trường hợp áp lực làm việc tăng cao hơn bình thường thì đồng hồ đo áp suất không thể đo được mà còn làm hư đồng hồ đo áp suất. Vì thế ta phải chọn dãy đo áp suất của đồng hồ đo áp suất lớn hơn áp suất cần đo, khi ta đo áp suất làm việc 6-7 bar thì ta phải chọn đồng hồ đo áp suất có dãy đo là 0-10 bar.

Các dãy đo tiêu chuẩn của đồng hồ đo áp suất : 0-1 bar, 0-2.5 bar, 0-4 bar, 0-6 bar , 0-10 bar, 0-16 bar, 0-20 bar, 0-25 bar, 0-40 bar, 0-60 bar, 0-100 bar, 0-160 bar, 0-20mm bar, 0-250 bar, 0-400 bar, 0-600 bar, 0-1000 bar, 0-2000 bar …

Một điều mọi người cần chú ý là trên thị trường có rất hiều đơn vị đo áp suất khác nhau từ: psi, bar, kg/cm2, Kpa, Pa, Mpa . Tuỳ theo yêu cầu kỹ thuật & khu vực sử dụng mà người ta chọn dãy do khác nhau, ta thường thấy Psi, bar thường được các nhà máy có xuất xứ từ Mỹ, Đức, các nước Châu Âu. Còn các khu vực nhà máy Nhật, Hàn Quốc ( Châu Á ) thường dùng đơn vị kg/cm2, Kpam Mpa … Khi gặp các dãy đo không đúng tiêu chuẩn của đồng hồ đang có chúng ta nên chuyển đổi tương đương cho phù hợp. Tôi sẽ viết một bài khác để nói về cách chuyển đổi các đơn vị áp suất này.

3. Vật liệu của đồng hồ đo áp suất

Vật liệu chế tạo nên đồng hồ đo áp suất là thông số khá ít người quan tâm đến vì đa số mọi người đều chỉ quan tâm đến chân kết nối bằng đồng hay Inox mà không biết rằng ngoài vật liệu chân kết nối thì mặt đồng hồ và các thành phần khác cũng có rất nhiều loại vật liệu khác nhau:

Vỏ inox 316L – chân kết nối Inox 316L – mặt kính bảo vệ

Vỏ inox 316L – chân kết nối Inox 316L – kính thường

Vỏ Inox 304 – chân kết nối bằng đồng – kính bảo vệ

Vỏ Inox 304 – chân bằng đồng – kính thường

Vỏ Inox 304 – chân đồng – kính nhựa

Thép đen – chân đồng

Vỏ nhựa – chân đồng

Đối với các môi trường ăn mòn có tính axit hay nước biển hay các loại hoá chất khác ta phải dùng loại vỏ Inox 316L – chân kết nối 316L – mặt kính bảo vệ để có thời gian sử dụng lâu hơn.

4. Tiêu chuẩn kết nối cơ khí

Các đồng hồ đo áp suất trên thị trường thông thường dùng loại ren G 1/2″ = 21mm cho loại mặt 100mm trở lên , còn dưới 100mm thì dùng chân kết nối G 1/4″ =13 mm. Tuy nhiên trên thực tế còn khá nhiều tiêu chuẩn kết nối khác như: G3/8″ = 17 mm, G1/8″ = 9 mm với tiêu chuẩn NPT hoặc BSP. Ngoài ra còn có các kiểu kết nố khác như clamp với các G 1 1/2″, G2″, G 2 1/2 ” , G3″, kết nối dạng mặt bích DN25, DN32, DN40, DN50

Trong trường hợp chân kết nối của đồng hồ đo áp suất khác với chân kết nối của đường ống thì ta thể dùng thiết bị chuyển đổi ren ( hay còn gọi là cà rá ) để lắp được đồng hồ với đường ống.

ĐỒNG HỒ ĐO NHIỆT ĐỘ

Lựa chọn đồng hồ đo nhiệt độ bằng thông số kỹ thuật

Để lựa chọn đồng hồ đo nhiệt độ phù hợp chúng ta cần hiểu biết và quan tâm đến các thông số kỹ thuật, tính năng, ứng dụng của thiết bị.

Các thông số kỹ thuật cần quan tâm gồm có:

  • Kích thước của đồng hồ đo nhiệt độ: Có nhiều loại kích thước khác nhau phù hợp cho hệ thống, vị trí đặt thiết bị. Đồng hồ vuông thường có kích thước cao và rộng là 48 cm.
  • Chế độ hiển thị đèn led 7 phân đoạn, giá trị báo hiệu thực tế có 2 màu là đỏ và xanh.
  • Nguồn vào cung cấp cho đồng hồ đo nhiệt độ khác nhau tùy vào từng loại. Có thể là 50/60Hz, 100-240VAC, đạt 85% đến 110%.
  • Đầu vào của thiết bị rất đa dạng có thể là pt100, Jpt100, can nhiệt các loại như K, J, U, L, R, S, PL, T… và đầu analog loại 0 – 20 mA, 0 – 50 mA, 4 – 20 mA, 1 – 5V, 0 – 10v…
  • Đầu ra của đồng hồ đo nhiệt độ thường là Rơ-le hoặc bán dẫn hay các dòng 4-20 mA.
  • Thời gian đo nhiệt độ khá nhanh mất khoàng 250 ms
  • Có thể đo nhiệt độ bằng 2 phương pháp là on/off hoặc 2-PID.

Hy vọng chia sẻ của GPtech có thể giúp mọi người chọn được đồng hồ đo cho phù hợp với yêu cầu sử dụng với giá thành tiết kiệm nhất.

CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT GP
Địa chỉ:
274/75 Nguyễn Văn Lượng, P.17, Gò Vấp
Liên hệ:
0906.7373.15 (Zalo)
Email:
 info@gptech.vn
FanPage: Bơm màng khí nén GPTECH

One thought on “Đồng hồ đo Wika và các thông số chọn đồng hồ đo

  1. froleprotrem says:

    Its such as you read my mind! You appear to know so much about this, like you wrote the ebook in it or something. I believe that you simply could do with some p.c. to power the message home a bit, however instead of that, this is magnificent blog. A great read. I’ll definitely be back.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Nội dung được bảo vệ bởi GPTech!