Cách tính lưu lượng máy bơm phòng cháy chữa cháy và thể tích bể nước chữa cháy sẽ giúp ích cho việc chọn hệ thống bơm phòng cháy chữa cháy phù hợp. Việc này bạn có thể tự tính toán thông qua cách tính dưới đây, hoặc liên hệ trực tiếp với kỹ thuật viên của GPTech để được hỗ trợ và tư vấn.
Nội dung bài viết gồm:
Trước tiên ta sẽ tính toán lưu lượng nước chữa cháy
Lưu lượng nước chữa cháy gồm 2 phần: Lưu lượng nước chữa cháy vách tường và lưu lượng nước chữa cháy ngoài trời.
Trước tiên ta tính toán lưu lượng nước chữa cháy vách tường.
Tính toán lưu lượng nước chữa cháy vách tường:
(Kiểm tra theo bảng 13, 14 TCVN2622-1995)
– Số lượng họng tính toán: 02 họng chữa cháy đồng thời.
– Lưu lượng thiết kế mỗi họng : 2,5 l/s.
– Yêu cầu áp lực tại mỗi họng : 2,5 at (06 m.c.n)
– Thể tích nước phục vụ chữa cháy và làm mát trong 3 giờ với lưu lượng 5l/s:
Đổi đơn vị: 1l/s =3,6m3/h. Ta có.
Qvách tường = 2×2,5= 5 lít/s x3,6 = 18 m3/h.
Tính toán lưu lượng nước chữa cháy bên ngoài xưởng của hệ thống cấp nước chữa cháy:
– Lượng nước cho 01 đám cháy được tính toán theo bảng 13 TCVN 2622-1995.
– Số lượng đám cháy đồng thời : 1
– Lưu lượng nước cho đám cháy : 10 l/s
– Áp lực tại họng phun : ≥1 at (10 m.c.n)
Qua đó ta tính lưu lượng nước chữa cháy ngoài xưởng như sau:
Qngoài xưởng = 10 x 3,6 = 36 m3/h.
Cách tính lưu lượng máy bơm phòng cháy chữa cháy
Dựa vào lưu lượng nước chữa cháy vách tường và lưu lượng nước chữa cháy ngoài nhà ta tính được lưu lượng bơm chữa cháy.
Xác định lưu lượng máy bơm phòng cháy chữa cháy:
Lượng nước chữa cháy được sử dụng lớn nhất khi có đám cháy xảy ra bên trong nhà xưởng, lúc đó cả 02 hệ thống cấp nước đều hoạt động: vách tường + họng chữa cháy hỗ trợ bên ngoài nhà. Tổng lưu lượng nước chữa cháy lớn nhất khi đó là:
Q = Qvách tường + Qngoài xưởng = 18 + 36 = 54 m3/h.
Như vậy ta đã tính tính được lưu lượng máy bơm chữa cháy. Bây giờ ta sẽ tính toán chiều cao cột áp máy bơm.
Tính toán chiều cao cột áp và lựa chọn máy bơm phòng cháy chữa cháy:
Hệ thống chữa cháy họng nước vách tường
Hệ thống chữa cháy họng nước vách tường của Công trình được thiết kế như sau:
– Mạng đường ống chữa cháy được sử dụng là ống thép tráng kẽm chịu áp lực các loại.
– Số họng nước chữa cháy cần dùng cho Công trình: Căn cứ điều 10. 14 TCVN 2622 – 1995 (Bảng 14): mỗi điểm cháy bất kỳ trong công trình phải có 2 lăng (họng) phun tới, lưu lượng của mỗi họng là 2,5 l/s.
Các bước tính toán thuỷ lực hệ thống đường ống.
– Xác định lưu lượng và số lăng chữa cháy: Bảng 14 của TCVN 2622 – 1995.
– Lưu lượng nước chữa cháy trong nhà: QCCT = nl.ql
Trong đó:
nl – số lượng lăng chữa cháy phun cùng một lúc.
ql – lưu lượng nước của một lăng.
Þ QCT1 = 2. 2,5 = 5 l/s.
Như tiêu chuẩn 2622 tra ở trên thì lưu lượng ngoài nhà là 10l/s, yêu cầu 2 họng chữa cháy đồng thời nên tổng lưu lượng ngoài nhà là:
Qngoài nhà = 20 l/s
- Vậy lưu lượng cần thiết của hệ thống chữa cháy: Q= Q vách tường + Q ngoài nhà = 5+20 = 25 l/s
- Các đoạn ống từ trạm bơm đến trục đứng d = 100mm; ống trục đứng thông tầng d = 100mm; ống ra họng nước chữa cháy có: d = 65mm; d = 50 mm.
- Cột áp cần thiết của máy bơm là:
HB = (Hđh + Hl +Hw ) x1.2
- Hl: Cột áp tự do cần thiết đầu lăng. Tra tại mục 6.19 TCVN 4513-1988. Ta được với ql=2,5 l/s ta có Hl= 21 m.c.n
- Hđh: Độ cao đặt lăng cao nhất so với trục bơm: Hđh= 1.25 m.
- Hw = Hd + Hc + Hv (Tổng tổn thất cột áp trên hệ thống chữa cháy). Hd = q2x L x A (tổn thất theo chiều dài đường ống) Với : q lưu lượng nước vận chuyển trên đoạn ống đó L chiều dài đường ống A Sức cản của đường ống (Với D100 thì A=0.000267; D65 thì A= 0.002993)
Tra tại mục 6.15 bảng 14 TCVN 4513-1988.
Theo bản vẽ chiều dài các đường ống ví dụ như sau:
D100 = 45m; D65 = 12m;
- Hd1= q2 x L x A (tổn thất theo chiều dài trên đoạn đường ống D100) = 25 x 45 x 0,000627 = 0.7 (m)
- Hd2 = q22 x L x A (tổn thất theo chiều dài trên đoạn đường ống D65) = 25 x 12 x 0.002993= 0.89 (m) Þ Hd = Hd1 + Hd2 = 0.7+0.89= 1.6 (m)
- Hc = Hd x 20% = 1.6 x 20% = 0.32 (m) tổn thất cục bộ trên mạng đường ống (được lấy bằng 20% Hd ).
Hv = Hvan = S.qct2 (tổn thất qua cụm van kiểm tra)
S – Hệ số đặc tính của van, đối với van BC – 100 thì S = 0,00302.
(Tra bảng 7 TCVN 7336 -2003)
qct – lưu lượng nước cần thiết, qct = 35 l/s.
Hv = 0,00302×322 = 3.09(m).
Þ Hw = Hd + Hc + Hv = 1.6+0.32+3=5.02 (m) lấy 5 (m)
Trong đó,
Þ Cột áp cần thiết của máy bơm:
Hb = (Hđh + Hl +Hw ) x1.2
= (1.25 + 21 + 5) X1,15 = 31.3 (m) lấy tròn 31.3 M.C.N
Vậy công suất của bơm là: Q=54m3/h – H=31.3mcn
Như vậy ta đã tính toán được công suất máy bơm. Dựa vào công suất máy bơm ta tính được Thể tích bể nước.
Tính thể tích bể nước: Lượng nước phải đảm bảo chữa cháy được trong 3h do đó.
Vcc= Qnnx3 giờ + Qvt3 giờ = 183+36*3 = 162 m3
Vậy khối tích bể nước chữa cháy là: 162 m3.
Mọi thông tin chi tiết về cách tính lưu lượng máy bơm phòng cháy chữa cháy, lựa chọn hệ thống máy bơm chữa cháy tốt nhất hãy liên hệ ngay với GPTech để được hỗ trợ, tư vấn miễn phí, vận chuyển miễn phí, lắp đặt tận nơi, cam kết đầy đủ các chính sách về bảo hành, bảo dưỡng, bảo trì, đồng thời giá cả tốt nhất cho quý khách!
Luôn chọn lựa các sản phẩm chất lượng phù hợp với nhu cầu, giá cả cạnh tranh, hàng mới nhất có đầy đủ các loại giấy từ chứng từ CO-CQ xuất xứ sản phẩm. Sự hài lòng của khách hàng là động lực để GPTech viết tiếp những trang mới, hoàn thiện quy trình phục vụ.